0
Không có sản phẩm trong giỏ hàng

Thai nhi 7 tuần tuổi và những điều quan trọng mẹ cần biết

By:

Quản trị viên

|

11/04/2025

1. Thai nhi 7 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 7 tuần tuổi vẫn có kích thước rất nhỏ, dài khoảng 1,3cm và lớn bằng quả mâm xôi.

Ở tuần thứ 7, tim thai đã xuất hiện, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim thai nhi thông qua máy siêu âm. Thai 7 tuần đã có sự thay đổi rõ rệt về các bộ phận cơ thể và các cơ quan nội tạng:

  • Bàn tay và bàn chân bắt đầu phát triển, những ngón tay và ngón chân có màng.

  • Mắt em bé sẽ to hơn, hình thành mí mắt và thậm chí bắt đầu có màu mắt. Khoảng tháng thứ 6 đến tháng 9, màu mắt của bé sẽ trở nên rõ ràng hơn.

  • Tai của thai nhi đã hình thành cả trong lẫn ngoài.

  • Lưỡi em bé bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng, bắt đầu hình thành chân răng.

  • Xương đuôi (phần mở rộng của xương cụt) dần co lại và biến mất

  • Các tế bào thần kinh tích cực phân nhánh và kết nối lại với nhau tạo thành một hệ thần kinh sơ khai.

  • Các cơ quan nội tạng phát triển nhanh chóng, thanh khí - phế quản kéo dài từ cổ họng đến các nhánh của phổi đang được hình thành.

  • Tuy nhiên, thai nhi 7 tuần tuổi vẫn chưa phát triển đầy đủ bộ phận sinh dục nên chưa thể xác định được giới tính thai nhi ở giai đoạn này.

2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 7?

Ở giữa tháng thứ 2 của thai kỳ, cơ thể và cảm xúc của mẹ bầu cũng có những thay đổi theo sự phát triển của thai nhi:

  • Thường xuyên đi tiểu: Mẹ sẽ có cảm giác vừa mới đi vệ sinh xong nhưng đã muốn đi tiếp. Lượng máu trong cơ thể mẹ khi mang thai tuần 7 tăng 10% để bù cho bé (đến hết 40 tuần thai, lượng máu có thể tăng 40%), điều này tạo ra rất nhiều chất lỏng dư thừa và thải ra ngoài qua đường tiểu.

  • Ngực tăng kích thước: Sự gia tăng nội tiết tố sẽ khiến mẹ bầu đau ngực khi mang thai. Kích thước ngực tiếp tục lớn hơn một đến 2 cỡ trong suốt thai kỳ, nhất là khi mẹ mang thai bé đầu tiên.

  • Đau chân, chuột rút: Chân mẹ bầu thi thoảng sẽ bị chuột rút hoặc có thể sưng đau nếu phải đứng quá lâu, mẹ sẽ cảm thấy nặng nề và muốn ngồi nhiều hơn trước. Hãy cố gắng thường xuyên nhấc chân hoặc gác chân lên ghế để giúp máu lưu thông.

  • Mụn: Các hormone khi mang thai là nguyên nhân khiến mặt mẹ bầu nổi mụn trứng cá khi mang thai. Nếu muốn sử dụng mỹ phẩm, mẹ cần xem xét cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

  • Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy: Đây là chất nhầy tử cung khi mang thai. Nếu âm đạo không bị rát, chất dịch không chuyển vàng hoặc có mùi khó chịu thì điều này hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

  • Khó ngủ do thai nghén: Sự tăng hormone progesterone đột ngột và giai đoạn thai nghén thường xuyên khiến mẹ bầu lo lắng khi mang thai, mệt mỏi, dễ cáu gắt và khó ngủ vào ban đêm.

Nếu vẫn chưa khám thai ở tuần 5 và 6, mẹ bầu nên có lịch kiểm tra sức khỏe lần đầu tiên với bác sĩ chuyên khoa khi thai nhi 7 tuần tuổi để theo dõi về tiền sử bệnh tật; các bệnh rối loạn di truyền, lập biểu đồ tăng cân cho mẹ, siêu âm phôi thai và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

3. Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai tuần 7?

Cân bằng dinh dưỡng và bổ sung dưỡng chất

  • Cân nặng của mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai chỉ nên tăng từ 9 – 12 kg, trong đó 1kg sẽ tăng trong giai đoạn 3 tháng đầu. Vậy nên, chế độ dinh dưỡng thừa hay thiếu đều có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

  • Lượng thức ăn nạp vào cơ thể mẹ khi thai nhi 7 tuần tuổi chỉ cần nhiều hơn ¼ so với bình thường. Đảm bảo thực đơn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất và không ăn mặn.

  • Nên bổ sung thêm sắt và acid folic cho giai đoạn thai 7 tuần tuổi này qua các loại thực phẩm như thịt bò, trứng, rau xanh, hạnh nhân,...

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm đã nấu chín, uống đủ nước và tránh những loại thức ăn kích thích hệ tiêu hoá.

Ngoài ra, mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để giảm các triệu chứng ốm nghén.

Duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu nên thường xuyên vận động cơ thể với các môn nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ, hoặc mẹ bầu đi bơi cũng là một cách hiệu quả cải thiện sức khỏe... tránh các bài tập nặng hay vận động với cường độ cao.

  • Tránh các chất kích thích: Mẹ không nên hút thuốc lá hoặc đến những khu vực có người hút thuốc lá, không uống rượu bia để tránh các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.

  • Tham gia các lớp học tiền sản: Mẹ bầu cũng có thể sắp xếp tham gia vào các lớp học dành cho bố mẹ tương lai để bổ sung kiến thức và giảm căng thẳng.

Theo dõi sức khỏe của thai nhi 7 tuần tuổi

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe của cơ thể và thai nhi. Ngoài lịch khám thai định kỳ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời nếu thấy mình nghén quá nhiều hoặc bị đau bụng, có hiện tượng ra máu bất thường. Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung,…

4. Những câu hỏi thường gặp

Thai 7 tuần tuổi nên siêu âm bụng hay đầu dò?

Siêu âm bụng và siêu âm đầu dò đều không gây nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi, tùy vào thể trạng của mẹ bầu tại thời điểm siêu âm mà bác sĩ đưa ra quyết định lựa chọn thực hiện 1 trong 2 phương pháp này.

Nhịp tim thai nhi 7 tuần tuổi là bao nhiêu?

Thai 7 tuần là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển tim thai. Bác sĩ có thể xác định được nhịp tim rõ ràng nhất khi siêu âm thai qua đường âm đạo. Ở khoảng thời gian này, tim đã chia thành 2 ngăn trái - phải, nhịp tim thai trung bình sẽ khoảng 90 - 100 nhịp/phút và tăng dần trong những tháng sau đó.

Nếu thai 7 tuần có nhịp tim thấp hơn 70 nhịp/phút thì thai nhi có nguy cơ gặp biến chứng thai kỳ. Trường hợp vẫn chưa thấy tim thai, khả năng sảy thai hoặc thai nhi ngừng phát triển là rất cao, mẹ cần đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất.

Thai 7 tuần biết trai hay gái chưa?

Thai nhi 7 tuần tuổi mặc dù đã phát triển rõ rệt về hình thể nhưng bộ phận sinh dục vẫn chưa phát triển đủ để có thể xác định rõ giới tính thông qua phương pháp siêu âm thông thường, bố mẹ có thể thực hiện xét nghiệm cfDNA.

Đăng nhập

Đăng ký

Đăng ký

Đăng nhập

Tìm kiếm sản phẩm